Các bạn tải link giáo trình:
Giáo trình : Vi điều khiển – Lý thuyết – Nguyễn Đình Phú
Giáo trình : Vi điều khiển – Thực hành – Nguyễn Đình Phú
Bài giảng: Vi điều khiển – Lý thuyết – Thực hành – Trương Ngọc Anh
Table of Contents
Giới thiệu về Vi điều khiển Pic
- Các hệ thống điều khiển trong công nghiệp sử dụng các vi xử lý 8 bit hay 16 bit như hệ thống điện của xe hơi, hệ thống điều hòa, hệ thống điều khiển các dây chuyền sản xuất, …
Các chỉ số nói lên số bit
- Pic10F là 4bit.
- Pic12F là 4bit.
- Pic16F là 8bit.
- Pic18F là 8bit
- Pic24F là 16bit
Khảo sát Vi điều khiển Pic
Ở đây mình giới thiệu một vài chức năng nỗi bật và chú thích ở các chức năng đó, còn các bạn đọc thêm ở giáo trình đã được tải ở trên nhé.Có 35 lệnh đơn.
35 lệnh này là của ngôn ngữ ASM trong khóa học này mình không sử dụng ngôn ngữ này nên không bàn tới ở đây nhé các bạn.Ngõ vào xung clock có tần số 20MHz.
tùy loại Pic khác nhau thì giới hạn thạch anh cũng khác nhau như Pic16F là 20M, Pic18F là 48M….Chu kì lệnh thực hiện lệnh 200ns.
đối với thạch anh 20M qua bộ chia 4 con 5M => chu kỳ thực hiện lệnh là T = 1/5M=200ns. còn những thạch anh nhỏ hơn thì tính tương tự nhé.Bộ dao động nội chính xác
thạch anh từ 31K đến 8M, các bạn mở thư viện của CCS từng con pic ra xem nhé, phần này hôm sau mình sẽ chỉ cụ thể hơn nhéDãy điện áp hoạt động rộng từ 2V đến 5,5V.
các bạn lưu ý điện áp này chưa thực sự đúng mà chỉ là chung nhé. Đối với loại dán thì cấp 3.3v đến 5v thì hoạt động bình thường. Đối với chíp cắm thì cấp từ 4.5 đến 5.5v mới chạy còn dưới thì không hoạt động nhé (mình đã test trên thực tế bạn nào có cách khác có thể góp ý kiến nhé)Có 35 chân I/O cho phép lựa chọn hướng độc lập
tổng vi điều khiển có 40 chân, có 4 chân cấp nguồn , 1 chân rest và còn lại 35 chân I/O Có khá nhiều khối tích hợp trên vi điều khiển: khối ADC, khối timer, khối ngắt… và được thể hiện rõ trong hình bên dưới nhé.Sơ đồ chân Vi điều khiển Pic
Ở đây mình cũng chỉ giới thiệu 1 vài chân cơ bản nhé còn các bạn đọc thêm trong giáo trình- Màu xanh là chân reset, chế độ reset ở mức thấp.
- Màu đỏ là chân nguồn, có 4 chân nguồn vì có quá nhiều khối tích hợp (giống dòng chảy khi đi tháo ruộng như người nông dân).
- Màu tím là khối ADC, có tổng 14 chân giao tiếp ADC, mình đưa ra 1 vài chân hay dùng
- Màu đen là chân Counter0 và Counter1 .
- Màu cam là hai chân để nạp cho vi xử lý nhé.
- Còn lại nhiều nên mình giới thiệu ít, các bạn đọc thêm ở giáo trình nhé.
Trình biên dịch Vi điều khiển Pic
Pic C CCS 5.015 cho vi điều khiển
Nếu bạn nào đã làm quen với PIC chắc hẳn bạn biết CCS. Vì sao tôi lại đề cập đến CCSC đầu tiên. Đơn giản bởi vì nó là loại trình biên dịch cho PIC phổ biến nhất hiện nay. Với ưu điểm dễ sử dụng (người lập trình hầu như không quan tâm tới phần cứng của vi điều khiển ngoại trừ sơ đồ kết nối chân), và ra đời sớm CCSC trở nên quen thuộc đối với những ai đã dùng dòng PIC16F kể từ 2003. Và cho đến ngày nay đây vẫn là một loại trình biên dịch được ưa chuộng.Micro C cho vi điều khiển
Mikro C cũng có những tính chất tương tự CCSC – cùng là hướng tiện dụng và nhanh chóng nhất cho người dùng. Cái mạnh nhất của MikroC là mảng thư viện, hỗ trợ từ nhà sản xuất (tutorial, tài liệu,ứng dụng).MBLABX IDE cho vi điều khiển
MPLAB® X IDE là một chương trình phần mềm chạy trên PC (Windows®, Mac OS®, Linux®) để phát triển các ứng dụng cho vi điều khiển vi mạch và bộ điều khiển tín hiệu số. Nó được gọi là một môi trường phát triển tích hợp (IDE), bởi vì nó cung cấp một “môi trường” tích hợp duy nhất để phát triển mã cho các bộ vi điều khiển nhúng.Hitech cho vi điều khiển
Hitech là một tổ chức thiết lập cung cấp quy tắc thiết kế kỹ thuật tốt và phục vụ cho quản lý thi công công trình chất lượng hệ thống kỹ thuật về cơ & điện.Phần mềm nạp và kit nạp Vi điều khiển Pic
Các bạn xem đầy đủ chi tiết phần Video:
Bài giảng hôm nay dừng ở đây nhé hôm sau sẽ học:- Khai báo biến
- Cấu trúc chương trình C trong lập trình Pic
- Các lệnh truy xuất trong phần mềm CCS
Toàn bộ khóa học Vi điều khiển
Chúc các bạn thành công.!