SHT75 giao tiếp ESP8266, Nhiệt độ, độ ẩm + LCD1602 + ESP8266 Node MCU

cam-bien-do-am-nhiet-do-sht75-giao-tiep-esp8266-node-mcu-hien-thi-lcd1602-2
SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU Là dòng cảm biến họ SHTxx sử dụng công nghệ điện dung để đo độ ẩm, SHT75 có ưu điểm hơn hẳn về độ nhạy và mức tiêu thụ năng lượng. Tầm đo rộng và độ chính xác cao, SHT75 phù hợp các ứng dụng điều khiển nhà thông minh hay theo dõi môi trường, IOT trong nông nghiệp.   Liên hệ làm Đồ án và Mạch điện tử Phone : 0967.551.477 Zalo    : 0967.551.477 FB      : Huỳnh Nhật Tùng Email : dientunhattung@gmail.com Địa Chỉ: 171/25 Lê Văn Thọ, P8, Gò Vấp, Tp HCM Chi tiết: Nhận làm mạch và đồ án Điện tử  

Table of Contents

1. Linh kiện cần thiết làm mạch cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU

1.1 Vi điều khiển ESP8266 trong mạch cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU

a. Giới thiệu

Kít ESP8266 là kít phát triển dựa trên nền chíp Wifi SoC ESP8266 với thiết kế dễ dàng sửa dụng vì tích hợp sẵn mạch nạp sử dụng chíp CP2102 trên borad. Bên trong ESP8266 có sẵn một lõi vi sử lý vì thế bạn có thể trực tiếp lập trình cho ESP8266 mà không cần thêm bất kì con vi sử lý nào nữa. Hiện tại có hai ngôn ngữ có thể lập trình cho ESP8266, sử dụng trực tiếp phần mềm IDE của Arduino để lập trình với bộ thư viện riêng hoặc sử dụng phần mềm node MCU NodeMCU ESP8266 Lua CP2102 là kit phát triển dựa trên nền chip Wifi SoC ESP8266 với thiết kế dễ sử dụng và đặc biệt là có thể sử dụng trực tiếp trình biên dịch của Arduino để lập trình và nạp code, điều này khiến việc sử dụng và lập trình các ứng dụng trên ESP8266 trở nên rất đơn giản. NodeMCU ESP8266 Lua CP2102 sử dụng chip nạp và giao tiếp UART mới và ổn định nhất là CP2102 có khả năng tự nhận Driver trên tất cả các hệ điều hành Window và Linux, đây là phiên bản nâng cấp từ các phiên bản sử dụng IC nạp giá rẻ CH340. NodeMCU ESP8266 Lua CP2102 đã được ra chân đầy đủ nhất trong các Version của ESP8266 với 9 chân GPIO , 1 chân ADC, 1 giao tiếp UART, 1 giao tiếp SPI và hỗ trợ PWM. cam-bien-do-am-nhiet-do-sht75-giao-tiep-esp8266-node-mcu-hien-thi-lcd1602

Tính năng khác

Vi xử lý có rất nhiều loại bắt đầu từ 4 bit cho đến 32 bit, vi xử lý 4 bit hiện nay không còn nhưng vi xử lý 8 bit vẫn còn mặc dù đã có vi xử lý 64 bit. Lý do sự tồn tại của vi xử lý 8 bit là phù hợp với một số yêu cầu điều khiển trong công nghiệp. Các vi xử lý 32 bit, 64 bit thường sử dụng cho các máy tính vì khối lượng dữ liệu của máy tính rất lớn nên cần các vi xử lý càng mạnh càng tốt. Các hệ thống điều khiển trong công nghiệp sử dụng các vi xử lý 8 bit hay 16 bit như hệ thống điện của xe hơi, hệ thống điều hòa, hệ thống điều khiển các dây chuyền sản xuất, … các ứng dụng của vi điều khiển

b. Chức năng của Arduino R3:

Chúng ta biết rằng ở mỗi chân trên vi điều khiển có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau,  NodeMCU có tổng cộng 13 chân GPIO tuy nhiên một số chân được dùng cho những mục đích quan trọng khác vì vậy chúng ta phải lưu ý khi sử dụng như sau:
  • Tất cả các GPIO đều có trở kéo lên nguồn bên trong (ngoại trừ GPIO16 có trở kéo xuống GND). Người dùng có thể cấu hình kích hoạt hoặc không kích hoạt trở kéo này.
  • GPIO1 và GPIO3: hai GPIO này được nối với TX và RX của bộ UART0, NodeMCU nạp code thông qua bộ UART này nên tránh sử dụng 2 chân GPIO này.
  • GPIO0, GPIO2, GPIO15: đây là các chân có nhiệm vụ cấu hình mode cho ESP8266 điều khiển quá trình nạp code nên bên trong NodeMCU (có tên gọi là strapping pins) có các trở kéo để định sẵn mức logic cho chúng như sau: GPIO0: HIGH, GPIO2: HIGH, GPIO15: LOW. Vì vậy khi muốn sử dụng các chân này ở vai trò GPIO cần phải thiết kế một nguyên lý riêng để tránh xung đột đến quá trình nạp code. Các bạn có thể tham khảo nguyên lý thiết kế mạch
  • GPIO9, GPIO10: hai chân này được dùng để giao tiếp với External Flash của ESP8266 vì vậy cũng không thể dùng được (đã test thực nghiệm).
Như vậy, các GPIO còn lại: GPIO 4, 5, 12, 13, 14, 16 có thể sử dụng bình thường. cam-bien-do-am-nhiet-do-sht75-giao-tiep-esp8266-node-mcu-hien-thi-lcd1602-1  

c.Thông số kỹ thuật ESP8266 Node MCU (Dip)

  • Chip: ESP8266EX SoC Wifi
  • Băng tần WiFi: 2.4 GHz chuẩn 802.11 b/g/n
  • Phiên bản firmware: NodeMCU V1.0
  • Điện áp hoạt động: 3.3V
  • Điện áp vào: 5V
  • Số chân I/O: 11 (tất cả các chân I/O đều có Interrupt/PWM/I2C/One-wire, trừ chân D0)
  • Số chân Analog Input: 1 (điện áp vào tối đa 3.3V)
  • Bộ nhớ Flash: 4MB
  • Chip giao tiếp UART: CP2102
  • Giao tiếp: Cable Micro USB
  • Hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2
  • Tích hợp giao thức TCP/IP
  • Lập trình trên các ngôn ngữ: C/C++, Micropython, NodeMCU – Lua

d. Power

  • LED: Có 1 LED được tích hợp trên bảng mạch và được nối vào chân D16. Khi chân có giá trị mức cao (HIGH) thì LED sẽ sáng và LED tắt khi ở mức thấp (LOW).
  • VIN: Chân này dùng để cấp nguồn ngoài (điện áp cấp từ 5VDC).
  • 3V3: Điện áp ra 3.3V (dòng điện trên mỗi chân này tối đa là 50mA).
  • GND: Là chân mang điện cực âm trên board.
  • IOREF: Điệp áp hoạt động của vi điều khiển trên ESP8266 và có thể đọc điện áp trên chân IOREF. Chân IOREF không dùng để làm chân cấp nguồn.

e.Bộ nhớ

Vi điều khiển ATmega328:
  • 32 KB bộ nhớ Plash: trong đó bootloader chiếm 0.5KB.
  • 2 KB cho SRAM: (Static Random Access Menory): giá trị các biến khai báo sẽ được lưu ở đây. Khai báo càng nhiều biến thì càng tốn nhiều bộ nhớ RAM. Khi mất nguồn dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
  • 1 KB cho EEPROM: (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory): Là nơi có thể đọc và ghi dữ liệu vào đây và không bị mất dữ liệu khi mất nguồn.

f. Các chân đầu vào và đầu ra

Trên Board ESP8266 Node MCU có các chân Digital được sử dụng để làm chân đầu vào và đầu ra và chúng sử dụng các hàm pinMode(), digitalWrite(), digitalRead(). Giá trị điện áp trên mỗi chân là 5V, dòng trên mỗi chân là 20mA và bên trong có điện trở kéo lên là 20-50 ohm. Dòng tối đa trên mỗi chân I/O không vượt quá 40mA để tránh trường hợp gây hỏng board mạch. Ngoài ra, một số chân Digital có chức năng đặt biệt:
  • Serial: 0 (RX) và 1 (TX): Được sử dụng để nhận dữ liệu (RX) và truyền dữ liệu (TX) TTL.
  • PWM: Từ D1 – D7 đều có chức năng PWM.
  • SPI:  D7 (MOSI), D6 (MISO), D5 (SCK). Các chân này hỗ trợ giao tiếp SPI bằng thư viện SPI.
  • LED: Có 1 LED được tích hợp trên bảng mạch và được nối vào chân D0. Khi chân có giá trị mức cao (HIGH) thì LED sẽ sáng và LED tắt khi ở mức thấp (LOW).
  • TWI/I2C: D2 (SDA) và D1 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.

g. Các chân không khởi động được khi

Chân ký hiệu thực tếChân GPIOKhông cho phép khi khởi động
D0GPIO16Lỗi nếu kéo xuống thấp
D3GPIO0Lỗi nếu kéo xuống thấp
D4GPIO2Lỗi khi kéo xuống thấp
D8GPIO15Lỗi khi kéo lên cao

1.2 Cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU

a. Giới thiệu

  • SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU Là dòng cảm biến họ SHTxx sử dụng công nghệ điện dung để đo độ ẩm, SHT75 có ưu điểm hơn hẳn về độ nhạy và mức tiêu thụ năng lượng. Tầm đo rộng và độ chính xác cao, SHT75 phù hợp các ứng dụng điều khiển nhà thông minh hay theo dõi môi trường, IOT trong nông nghiệp.
cam-bien-do-am-nhiet-do-sht75-giao-tiep-arduino-hien-thi-lcd1602-2

b. Thông số kỹ thuật

  • Cảm biến độ ẩm, nhiệt độ không khi SHT10 có vỏ bảo vệ V2 .
  • Cảm biến phia trong: SHT10
  • Điện áp sử dụng: 3 – 5VDC
  • Khoảng nhiệt độ đo được: -40 ~ 120 độ C, sai sô 0.3 độ C
  • Khoảng độ ẩm đo được: 0 ~100% RH, sai sô 1.8% RH
  • Có sẵn trở treo 10K.
  • Độ dài: 70mm
  • Đường kinh: 16mm
  • Dây dẫn: 1m
  • Mỗi cảm biến SHTxx đi vào buồng hiệu chuẩn độ ẩm cực kỳ chính xác
  • Hiệu chuẩn đường thẳng. Các hệ số hiệu chuẩn được lưu trữ trong bộ nhớ OTP dưới dạng chương trình
  • Trong cảm biến, chúng được gọi trong quá trình xử lý tín hiệu phát hiện
  • Hệ số hiệu chuẩn.
  • Giao diện nối tiếp hai dây và điện áp tham chiếu bên trong giúp tích hợp hệ thống có thể thay đổi
  • Thật nhanh chóng và dễ dàng. Kích thước cực nhỏ, tiêu thụ điện năng cực thấp, biến nó thành từng
  • Sự lựa chọn tốt nhất cho ngay cả những ứng dụng đòi hỏi khắt khe nhất.
  • Sản phẩm có sẵn với bề mặt gắn kết LCC (chip không chì) hoặc hàng đơn 4 chân

c. Các chân tín hiệu

  • VCC – Màu nâu – cấp nguồn 3 ~ 5VDC.
  • GND – Màu đen – cấp nguồn 0VDC ~ Mass.
  • DATA – Màu vàng.
  • CLK – Màu xanh dương.

d. Các tính năng của cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU

  • Cảm biếnchip SHTxx là một số hiệu chuẩn
  • Cảm biến tổng hợp nhiệt độ và độ ẩm với đầu ra tín hiệu từ. Nó được cập bằng sáng chế và áp dụng trong công nghiệp
  • Công nghệ vi xử lý COMS (CMOSens®) để đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt
  • Với độ tin cậy cao và ổn định lâu dài tuyệt vời.
  • Với bộ chuyển đổi A / D 14 bit và mạch giao diện nối tiếp
  • Kết nối liền mạch trên một chip. Do đó, sản phẩm có chất lượng
  • Hơn nữa, phản ứng nhanh hơn, khả năng chống nhiễu mạnh mẽ, lợi thế chi phí hiệu quả.

1.3 LCD1602 cho mạch cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU

a. Giới thiệu

Màn hình text LCD1602 xanh lá sử dụng driver HD44780, có khả năng hiển thị 2 dòng với mỗi dòng 16 ký tự, màn hình có độ bền cao, rất phổ biến, nhiều code mẫu và dễ sử dụng thích hợp cho những người mới học và làm dự án.
lcd-16x02-cảm biến sht10

b. Thông số kỹ thuật

  • Điện áp hoạt động là 5 V.
  • Kích thước: 80 x 36 x 12.5 mm
  • Chữ đen, nền xanh lá
  • Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 inch tiện dụng khi kết nối với Breadboard.
  • Tên các chân được ghi ở mặt sau của màn hình LCD hổ trợ việc kết nối, đi dây điện.
  • Có đèn led nền, có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ sáng để sử dụng ít điện năng hơn.
  • Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu
  • Có bộ ký tự được xây dựng hổ trợ tiếng Anh và tiếng Nhật, xem thêm HD44780 datasheet để biết thêm chi tiết.

c. Sơ đồ chân LCD 16×2

Số chânKý hiệu chânMô tả chân
1VssCấp điện 0v
2VccCấp điện 5v
3V0Chỉnh độ tương phản
4RSLựa chọn thanh ghi địa chỉ hay dữ liệu
5RWLựa chọn thanh ghi Đọc hay Viết
6ENCho phép xuất dữ liệu
7D0Đường truyền dữ liệu 0
8D1Đường truyền dữ liệu 1
9D2Đường truyền dữ liệu 2
10D3Đường truyền dữ liệu 3
11D4Đường truyền dữ liệu 4
12D5Đường truyền dữ liệu 5
13D6Đường truyền dữ liệu 6
14D7Đường truyền dữ liệu 7
15AChân dương đèn màn hình
16KChân âm đèn màn hình
Trong 16 chân của LCD được chia ra làm 3 dạng tín hiệu như sau:
  • Các chân cấp nguồn: Chân số 1 là chân nối mass (0V), chân thứ 2 là Vdd nối với nguồn+5V. Chân thứ 3 dùng để chỉnh contrast thường nối với biến trở.
  • Các chân điều khiển: Chân số 4 là chân RS dùng để điều khiển lựa chọn thanh ghi. ChânR/W dùng để điều khiển quá trình đọc và ghi. Chân E là chân cho phép dạng xung chốt.
  • Các chân dữ liệu D7÷D0: Chân số 7 đến chân số 14 là 8 chân dùng để trao đổi dữ liệu giữa thiết bị điều khiển và LCD.

d. Địa chỉ ba vùng nhớ 

  • Bộ điều khiển LCD có ba vùng nhớ nội, mỗi vùng có chức năng riêng. Bộ điều khiển phải khởi động trước khi truy cập bất kỳ vùng nhớ nào. a. Bộ nhớ DDRAM
  • Bộ nhớ chứa dữ liệu để hiển thị (Display Data RAM: DDRAM) lưu trữ những mã ký tự để hiển thị lên màn hình. Mã ký tự lưu trữ trong vùng DDRAM sẽ tham chiếu với từng bitmap kí tự được lưu trữ trong CGROM đã được định nghĩa trước hoặc đặt trong vùng do người sử dụng định nghĩa. b. Bộ phát kí tự ROM – CGROM
  • Bộ phát kí tự ROM (Character Generator ROM: CGROM) chứa các kiểu bitmap cho mỗi kí tự được định nghĩa trước mà LCD có thể hiển thị, như được trình bày bảng mã ASCII. Mã kí tự lưu trong DDRAM cho mỗi vùng kí tự sẽ được tham chiếu đến một vị trí trong CGROM. Ví dụ: mã kí tự số hex 0x53 lưu trong DDRAM được chuyển sang dạng nhị phân 4 bit cao là DB[7:4] = “0101” và 4 bit thấp là DB[3:0] = “0011” chính là kí tự chữ ‘S’ sẽ hiển thị trên màn hình LCD. c. Bộ phát kí tự RAM – CGRAM
  • Bộ phát kí tự RAM (Character Generator RAM: CG RAM) cung cấp vùng nhớ để tạo ra 8 kí tự tùy ý. Mỗi kí tự gồm 5 cột và 8 hàng.

e. Các lệnh điều khiển của LCD

hinh-lcd1602-bang-gia-tri-cảm biến Sht10 giao tiếp Arduino
  • Lệnh thiết lập chức năng giao tiếp Function set:
    • Bit DL (data length) = 1 thì cho phép giao tiếp 8 đường data D7 ÷ D0, nếu bằng 0 thì cho phép giao tiếp 4 đường D7 ÷ D4.
    • Bit N (number of line) = 1 thì cho phép hiển thị 2 hàng, nếu bằng 0 thì cho phép hiển thị 1 hàng.
    • Bit F (font) = 1 thì cho phép hiển thị với ma trận 5×8, nếu bằng 0 thì cho phép hiển thị với ma trận 5×11.
    • Các bit cao còn lại là hằng số không đổi.
  • Lệnh xoá màn hình “Clear Display: khi thực hiện lệnh này thì LCD sẽ bị xoá và bộ đếm địa chỉ được xoá về 0.

  • Lệnh di chuyển con trỏ về đầu màn hình “Cursor Home: khi thực hiện lệnh này thì bộ đếm địa chỉ được xoá về 0, phần hiển thị trở về vị trí gốc đã bị dịch trước đó. Nội dung bộ nhớ RAM hiển thị DDRAM không bị thay đổi.
  • Lệnh thiết lập lối vào “Entry mode set: lệnh này dùng để thiết lập lối vào cho các kí tự hiển thị,
    • Bit I/D = 1 thì con trỏ tự động tăng lên 1 mỗi khi có 1 byte dữ liệu ghi vào bộ hiển thị, khi I/D = 0 thì con trỏ sẽ tự động giảm đi 1 mỗi khi có 1 byte dữ liệu ghi vào bộ hiển thị.
    • Bit S = 1 thì cho phép dịch chuyển dữ liệu mỗi khi nhận 1 byte hiển thị.
  • Lệnh điều khiển con trỏ hiển thị “Display Control

    • Bit D: cho phép LCD hiển thị thì D = 1, không cho hiển thị thì bit D = 0.
    • Bit C: cho phép con trỏ hiển thị thì C= 1, không cho hiển thị con trỏ thì bit C = 0.
    • Bit B: cho phép con trỏ nhấp nháy thì B= 1, không cho con trỏ nhấp nháy thì bit B = 0.
    • Với các bit như trên thì để hiển thị phải cho D = 1, 2 bit còn lại thì tùy chọn, trong thư viện thì cho 2 bit đều bằng 0, không cho phép mở con trỏ và nhấp nháy, nếu bạn không thích thì hiệu chỉnh lại.
  • Lệnh di chuyển con trỏ “Cursor /Display Shift: lệnh này dùng để điều khiển di chuyển con trỏ hiển thị dịch chuyển 
    • Bit SC: SC = 1 cho phép dịch chuyển, SC = 0 thì không cho phép.
    • Bit RL xác định hướng dịch chuyển: RL = 1 thì dịch phải, RL = 0 thì dịch trái. Nội dung bộ nhớ DDRAM vẫn không đổi.
    • Vậy khi cho phép dịch thì có 2 tùy chọn: dịch trái và dịch phải.
  • Lệnh thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM phát kí tự “Set CGRAM Addr: lệnh này dùng để thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM phát kí tự.
  • Lệnh thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM hiển thị “Set DDRAM Addr: lệnh này dùng để thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM lưu trữ các dữ liệu hiển thị.
  • Hai lệnh cuối cùng là lệnh đọc và lệnh ghi dữ liệu LCD.

f. Bảng mã ASCII sử dụng cho LCD

bảng mã ascii hiển thị ký tự cho lcd1602 - Sht10 giao tiếp Arduino
 

g. Bảng địa chỉ cho LCD

hinh-lcd1602-dia-chi Sht10 giao tiếp Arduino

2. Hướng dẫn đồ án cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU hiển thị LCD1602

Phần này chưa được chia sẻ.

LIÊN HỆ thông tin ở TẠI ĐÂY để được hổ trợ tốt hơn.

Phần cứng

cam-bien-do-am-nhiet-do-sht75-giao-tiep-esp8266-node-mcu-hien-thi-lcd1602-3

Phần mềm

Thư viện Sht10 tại đây: https://github.com/practicalarduino/SHT1x  
/**
 * NodeMCU + SHT75 = Meteostation
 *
 * made by Petus
 * http://petus.cz
 * http://time4ee.com
 *
 * SHT1x library - www.practicalarduino.com
 */

#include <SHT1x.h>
#include <ESP8266WiFi.h>

// Specify data and clock connections and instantiate SHT1x object
#define dataPin  D3
#define clockPin D4

#define SLEEP_DELAY_IN_SECONDS  300


SHT1x sht1x(dataPin, clockPin);

const char* ssid     = "SSID";
const char* password = "PASSWORD";

const char* host = "petus.tmep.cz";

void setup()
{
   //pinMode(LED_BUILTIN, OUTPUT); DON'T USE RED LED on NodeMCU when you want to use Deep Sleep mode
   Serial.begin(115200); // Open serial connection to report values to host
   delay(10);
   
  Serial.println();
  Serial.println();
  Serial.print("Connecting to ");
  Serial.println(ssid);
  
  WiFi.begin(ssid, password);
  
  while (WiFi.status() != WL_CONNECTED) {
  delay(500);
  Serial.print(".");
  }

  Serial.println("");
  Serial.println("WiFi connected");  
  Serial.println("IP address: ");
  Serial.println(WiFi.localIP());
}

void loop()
{
  float temp_c;
  float temp_f;
  float humidity;

  // Read values from the sensor
  temp_c = sht1x.readTemperatureC();
  temp_f = sht1x.readTemperatureF();
  humidity = sht1x.readHumidity();

  // Print the values to the serial port
  Serial.print("Temperature: ");
  Serial.print(temp_c, DEC);
  Serial.print("C");

  Serial.print("F. Humidity: ");
  Serial.print(humidity);
  Serial.println("%");

  Serial.print("connecting to ");
  Serial.println(host);
  // Use WiFiClient class to create TCP connections
  WiFiClient client;
  const int httpPort = 80;
  if (!client.connect(host, httpPort)) 
  {
    Serial.println("connection failed");
    return;
  }

  // We now create a URI for the request
  String url = "/index.php?";
  Serial.print("Requesting URL: ");
  Serial.println(url);

  // This will send the request to the server
  client.print(String("GET ") + url + "tempC=" + temp_c + "&humV=" + humidity + " HTTP/1.1\r\n" +
               "Host: " + host + "\r\n" + 
               "Connection: close\r\n\r\n");
  delay(10);

  // Read all the lines of the reply from server and print them to Serial
  Serial.println("Respond:");
  while(client.available())
  {
    String line = client.readStringUntil('\r');
    Serial.print(line);
  }

  Serial.println();
  Serial.println("closing connection");
  //digitalWrite(LED_BUILTIN, LOW); DON'T USE RED LED on NodeMCU when you want to use Deep Sleep mode
  //delay(2000);
  //digitalWrite(LED_BUILTIN, HIGH); DON'T USE RED LED on NodeMCU when you want to use Deep Sleep mode
  ESP.deepSleep(SLEEP_DELAY_IN_SECONDS * 1000000, WAKE_RF_DEFAULT);
  delay(500);

}

2. Hoạt động của mạch cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU

Khi cấp điện hệ thống hoạt động, vi điều khiển hiển thị thông tin ban đầu. Lúc này vi điều khiển chờ tín hiệu từ mạch đọc cảm biến nhiệt độ, độ ẩm SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU trả về để đọc nhiệt độ, độ ẩm và kiểm tra mức tín hiệu, Khi nhận tín hiệu vi điều khiển tính toán, xử lý dữ liệu và xuất tín hiệu giá trị thực tế ra màn hình LCD1602 hiển thị thông tin có người hoặc không có người theo yêu cầu của người lập trình.

3. Cụ thể hoạt động của mạch cảm biến SHT75 giao tiếp ESP8266 Node MCU các bạn xem video:

Ngoài ra còn nhiều Phần và các môn khác

Đồ án điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 1 Mạch điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 2 Thiết kế mạch điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 3 Vi xử lý, Lập trình vi điều khiển Pic – 8051 – Avr – Phần 4 Tổng hợp File ĐỒ ÁN Điện tử cơ bản Tổng hợp File ĐỒ ÁN Viễn thông Tổng hợp File ĐỒ ÁN PLC Tổng hợp File ĐỒ ÁN Cung cấp điện

Sẽ còn các phần khác nữa nhé.

Chúc các bạn thành công…!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *