RF UART giao tiếp Atmega sử dụng Mạch thu phát RF UART SI4463 433Mhz HC-12 khoảng cách 1Km có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng, giao tiếp bằng giao thức UART với khoảng cách xa 1km (lý tưởng theo thông số nhà SX), dễ dàng ứng dụng vào các thiết bị điều khiển từ xa, xe điều khiển từ xa, thu thập thông tin cảm biến từ khoảng cách xa,… module hoạt động ở tần số 433MHz.
- Phone : 0967.551.477
- Zalo : 0967.551.477
- FB : Huỳnh Nhật Tùng
- Email : dientunhattung@gmail.com
- Địa Chỉ: 106/14 Đường số 51, Phường 14, Gò Vấp, Tp HCM
- Chi tiết: Nhận làm mạch và đồ án Điện tử
Table of Contents
1. Linh kiện cần thiết làm mạch truyền nhận không dây bằng Thu phát RF UART giao tiếp Atmega
1.1 Vi điều khiển AVR trong mạch truyền nhận không dây bằng Thu phát RF UART giao tiếp Atmega
a. Giới thiệu
Atmega16 là một chíp vi điều khiển được sản xuất bời hãng Atmel thuộc họ MegaAVR. Atmega16 là một bộ vi điều khiển 8 bit dựa trên kiến trúc RISC bộ nhớ chương trình 16KB ISP flash có thể ghi xóa hàng nghìn lần, 512B EEPROM, một bộ nhớ RAM vô cùng lớn trong thế giới vi xử lý 8 bit (1KB SRAM) Với 32 chân có thể sử dụng cho các kết nối vào hoặc ra i/O, 32 thanh ghi, 3 bộ timer/counter có thể lập trình, có các gắt nội và ngoại (2 lệnh trên một vector ngắt), giao thức truyền thông nối tiếp USART, SPI, I2C. Ngoài ra có thể sử dụng bộ biến đổi số tương tự 10 bít (ADC/DAC) mở rộng tới 8 kênh, khả năng lập trình được watchdog timer, hoạt động với 5 chế độ nguồn, có thể sử dụng tới 6 kênh điều chế độ rộng xung (PWM), hỗ trợ bootloader.
b. Chức năng của Atmega:
- PORTA: Các chân từ 33 đến 40 thuộc PORTA. Nó hoạt động giống như đầu vào analog cho bộ chuyển đổi A / D. Tuy nhiên, trong trường hợp không có bộ chuyển đổi A / D, PORTA được sử dụng làm cổng I / O hai chiều 8 bit. Nó đi kèm với điện trở kéo bên trong.
- PORTB: Các chân từ 1 đến 8 thuộc về PORTB. Đây là các chân hai chiều I / O. Cổng này cũng bao gồm các điện trở kéo lên bên trong.
- PORTC: PORTC là cổng I / O hai chiều bao gồm 8 chân. Chân từ 22 đến 29 thuộc về cổng này, tương tự như các cổng khác, nó đi kèm với điện trở kéo bên trong.
- PORTD: Chân từ 14 đến 21 thuộc về cổng này. Đây là cổng hai chiều trong đó mỗi chân có thể được sử dụng làm chân đầu vào hoặc đầu ra. Tuy nhiên, có các tính năng bổ sung liên quan đến cổng này như ngắt, giao tiếp nối tiếp, bộ hẹn giờ và PWM.
Các chức năng khác
- Reset: Chân 9 là chân reset mức thấp đang hoạt động. Xung mức thấp dài hơn độ dài xung tối thiểu sẽ tạo ra reset. Các xung ngắn không có khả năng tạo ra reset.
- VCC: Chân 10 là chân cấp nguồn cho bộ điều khiển này. Nguồn điện của cần phải có 5 V để đặt bộ điều khiển này trong điều kiện đang chạy.
- GND: Chân 11 là chân nối đất.
- AREF: Chân 32 là chân tham chiếu tương tự chủ yếu được sử dụng cho bộ chuyển đổi A / D .
- AVCC: Chân 30 là AVCC là chân điện áp cung cấp cho PORTA và ADC. Nó được kết nối với VCC thông qua bộ lọc thông thấp khi có ADC. Tuy nhiên, trong trường hợp không có ADC, AVCC được kết nối bên ngoài với VCC.
- Chân 12 & 13: Một bộ dao động tinh thể được kết nối với các chân này. Atmega16 hoạt động ở tần số bên trong 1MHZ; bộ dao động được thêm vào để tạo ra xung clock và tần số cao.
c.Thông số kỹ thuật Atmega (Dip)
Datasheets | Atmega16 |
Standard Package | 27 |
Category | Integrated Circuits (ICs) |
Family | Embedded – Atmel |
Series | Atmega |
Packaging | Tube |
Core Processor | AVR |
Core Size | 8-Bit |
Speed | 16MHz |
Connectivity | I²C, SPI, UART / USART, USB |
Peripherals | Brown-out Detec t/ Reset, HLVD, POR, PWM, WDT |
Number of I /O | 32 |
Program Memory Size | 16KB |
Program Memory Type | FLASH |
EEPROM Size | 512B |
RAM Size | 1K |
Voltage – Supply (Vcc/Vdd) | 4.2 V ~ 5.5 V |
Data Converters | A/D 8 x 10bit |
Oscillator Type | Internal |
Operating Temperature | -40°C ~ 85°C |
Package / Case | 28-SOIC (0.295″, 7.50mm Width) |
Other Names | Atmega16 |
d. Power
- 5V: Điện áp ra 5V (dòng điện trên mỗi chân này tối đa là 500mA).
- GND: Là chân mang điện cực âm trên board.
- IOREF: Điệp áp hoạt động của vi điều khiển trên AVR và có thể đọc điện áp trên chân IOREF. Chân IOREF không dùng để làm chân cấp nguồn.
e.Bộ nhớ
Vi điều khiển ATmega:- 16 KB bộ nhớ Plash: trong đó bootloader chiếm 0.5KB.
- 2 KB cho SRAM: (Static Random Access Menory): giá trị các biến khai báo sẽ được lưu ở đây. Khai báo càng nhiều biến thì càng tốn nhiều bộ nhớ RAM. Khi mất nguồn dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
- 512B cho EEPROM: (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory): Là nơi có thể đọc và ghi dữ liệu vào đây và không bị mất dữ liệu khi mất nguồn.
f. Kiến trúc của Atmega16
Kiến trúc của Atmega16 dựa trên Kiến trúc Harvard và đi kèm với các bus và bộ nhớ riêng biệt. Các lệnh được lưu trữ trong bộ nhớ chương trình.- CPU
- ROM
- RAM
EEPROM
- Ngắt
- Module I / O analog và kỹ thuật số
Bộ định thời / Bộ đếm
- Watchdog timer
- Giao tiếp nối tiếp
1.2 Module Thu phát RF UART giao tiếp Atmega truyền nhận không dây
a. Giới thiệu Thu phát RF UART
Mạch thu phát RF UART SI4463 433Mhz HC-12 khoảng cách 1Km có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng, giao tiếp bằng giao thức UART với khoảng cách xa 1km (lý tưởng theo thông số nhà SX), dễ dàng ứng dụng vào các thiết bị điều khiển từ xa, xe điều khiển từ xa, thu thập thông tin cảm biến từ khoảng cách xa,… module hoạt động ở tần số 433MHz.
b. Thông số kỹ thuật Thu phát RF UART giao tiếp Atmega
- Điện áp: 3.2 – 5.5V
- Khoảng cách hoạt động : khoảng 600m, có thể đạt 1000m. Tốc độ truyền: 5000bps trong không khí.
- Dòng cấp: 16mA (ở chế độ chờ).
- Tần số hoạt động: 433.4 – 473.0MHz công suất phát tối đa 100mW (có thể cài đặt)
- Kích thước: 27.8mm × 14.4mm × 4mm
- Cài đặt mặc định: chế độ FU3, tốc độ 9600bps, kênh CH001 (433.4MHz)
- Giao tiếp UART
c. Sơ đồ chân vào chức năng Thu phát RF UART
- SET : Cho phép cài đặt các thông tin khi mức thấp
- TX : Truyền UART
- RX : Nhận UART
- GND : nguồn 0V
- VCC : nguồn 5V
d. Ứng dụng Thu phát RF UART giao tiếp Atmega
- Module RF HC-12 bản nâng cấp của HC-11 sử dụng chip thu phát sóng SI4438 từ Texas Instrument và khuếch đại nâng phạm vi hoạt động lên 1000m theo điều kiện lý tưởng.
- Ngõ ra giao tiếp UART dễ dàng ứng dụng vào các thiết bị điều khiển từ xa, xe điều khiển từ xa, thu thập thông tin cảm biến từ khoảng cách xa.
- Module RF HC-12 hoạt động ở dải tần 433MHz, là lựa chọn thay thế cho các module Bluetooth.
- Điều khiển và kiểm soát từ xa
- Thu thập data
- Nhà thông minh
- Kiểm soát công nghiệp
- AGV Robot
- Bàn phím, chuột không dây
- Game controller
- Điều khiển từ xa
- Nhà thông minh và tự động hóa
- Hệ thống giám sát không dây
- Hệ thống cảm biến tiết kiệm điện
- Internet of Things
e. Cách sử dụng Thu phát RF UART
- Các module phải có cùng kênh sóng, địa chỉ, kênh và địa chỉ phải khác 0.
- Để cài đặt module, đưa module vào chế độ AT command: nối chân SET xuống mass trước khi cấp nguồn, sau đó cấp nguồn, module sẽ tự động reset về các thông số gốc: Baurate: 9600, stop bits:1, parity: none.
- Để cài đặt Baurate của module dùng lệnh: AT+Bxxxx (trong đó xxxx là số baudrate, ví dụ 9600, 38400, 115200, … )
- Để cài đặt kênh sóng dùng: AT+Cxxx (trong đó xxx là số kênh từ 000 đến 127)
- Để cài đặt địa chỉ dùng: AT+Axxx (trong đó xxx là địa chỉ từ 000 đến 255)
- Để cài đặt công suất phát sóng dùng: AT+Px (trong đó x từ 1 đến 8, mặc định là 8 ~ 10 dBm)
- Sau khi cài đặt xong nối chân SET lên VCC hoặc để hở để về chế độ hoạt động bình thường: tất cả dữ liệu truyền qua UART vào module sẽ được truyền đến tất cả các module khác có cùng kênh sóng và địa chỉ, và truyền ra bằng UART.
f. Dãy tần hoạt động và bảng giá trị tốc độ Baund
- Dải tần làm việc không dây của nó là từ 433,4 MHz đến 473,0 MHz
- Nó có tổng cộng 100 kênh với bước 400 KHz giữa mỗi kênh
- Công suất truyền từ -1dBm (0,79mW) đến 20dBm (100mW)
- Độ nhạy nhận từ -117dBm (0,019pW) đến -100dBm (10pW).
1.3 LCD1602 cho đề tài mạch truyền nhận không dây bằng Thu phát RF UART giao tiếp Atmega
a. Giới thiệu
b. Thông số kỹ thuật
- Điện áp hoạt động là 5 V.
- Kích thước: 80 x 36 x 12.5 mm
- Chữ đen, nền xanh lá
- Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 inch tiện dụng khi kết nối với Breadboard.
- Tên các chân được ghi ở mặt sau của màn hình LCD hổ trợ việc kết nối, đi dây điện.
- Có đèn led nền, có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ sáng để sử dụng ít điện năng hơn.
- Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu
- Có bộ ký tự được xây dựng hổ trợ tiếng Anh và tiếng Nhật, xem thêm HD44780 datasheet để biết thêm chi tiết.
c. Sơ đồ chân LCD 16×2
Số chân | Ký hiệu chân | Mô tả chân |
1 | Vss | Cấp điện 0v |
2 | Vcc | Cấp điện 5v |
3 | V0 | Chỉnh độ tương phản |
4 | RS | Lựa chọn thanh ghi địa chỉ hay dữ liệu |
5 | RW | Lựa chọn thanh ghi Đọc hay Viết |
6 | EN | Cho phép xuất dữ liệu |
7 | D0 | Đường truyền dữ liệu 0 |
8 | D1 | Đường truyền dữ liệu 1 |
9 | D2 | Đường truyền dữ liệu 2 |
10 | D3 | Đường truyền dữ liệu 3 |
11 | D4 | Đường truyền dữ liệu 4 |
12 | D5 | Đường truyền dữ liệu 5 |
13 | D6 | Đường truyền dữ liệu 6 |
14 | D7 | Đường truyền dữ liệu 7 |
15 | A | Chân dương đèn màn hình |
16 | K | Chân âm đèn màn hình |
Trong 16 chân của LCD được chia ra làm 3 dạng tín hiệu như sau:
- Các chân cấp nguồn: Chân số 1 là chân nối mass (0V), chân thứ 2 là Vdd nối với nguồn+5V. Chân thứ 3 dùng để chỉnh contrast thường nối với biến trở.
- Các chân điều khiển: Chân số 4 là chân RS dùng để điều khiển lựa chọn thanh ghi. ChânR/W dùng để điều khiển quá trình đọc và ghi. Chân E là chân cho phép dạng xung chốt.
- Các chân dữ liệu D7÷D0: Chân số 7 đến chân số 14 là 8 chân dùng để trao đổi dữ liệu giữa thiết bị điều khiển và LCD.
d. Địa chỉ ba vùng nhớ
- Bộ điều khiển LCD có ba vùng nhớ nội, mỗi vùng có chức năng riêng. Bộ điều khiển phải khởi động trước khi truy cập bất kỳ vùng nhớ nào. a. Bộ nhớ DDRAM
- Bộ nhớ chứa dữ liệu để hiển thị (Display Data RAM: DDRAM) lưu trữ những mã ký tự để hiển thị lên màn hình. Mã ký tự lưu trữ trong vùng DDRAM sẽ tham chiếu với từng bitmap kí tự được lưu trữ trong CGROM đã được định nghĩa trước hoặc đặt trong vùng do người sử dụng định nghĩa. b. Bộ phát kí tự ROM – CGROM
- Bộ phát kí tự ROM (Character Generator ROM: CGROM) chứa các kiểu bitmap cho mỗi kí tự được định nghĩa trước mà LCD có thể hiển thị, như được trình bày bảng mã ASCII. Mã kí tự lưu trong DDRAM cho mỗi vùng kí tự sẽ được tham chiếu đến một vị trí trong CGROM. Ví dụ: mã kí tự số hex 0x53 lưu trong DDRAM được chuyển sang dạng nhị phân 4 bit cao là DB[7:4] = “0101” và 4 bit thấp là DB[3:0] = “0011” chính là kí tự chữ ‘S’ sẽ hiển thị trên màn hình LCD. c. Bộ phát kí tự RAM – CGRAM
- Bộ phát kí tự RAM (Character Generator RAM: CG RAM) cung cấp vùng nhớ để tạo ra 8 kí tự tùy ý. Mỗi kí tự gồm 5 cột và 8 hàng.
e. Các lệnh điều khiển của LCD
- Lệnh thiết lập chức năng giao tiếp “Function set”:
- Bit DL (data length) = 1 thì cho phép giao tiếp 8 đường data D7 ÷ D0, nếu bằng 0 thì cho phép giao tiếp 4 đường D7 ÷ D4.
- Bit N (number of line) = 1 thì cho phép hiển thị 2 hàng, nếu bằng 0 thì cho phép hiển thị 1 hàng.
- Bit F (font) = 1 thì cho phép hiển thị với ma trận 5×8, nếu bằng 0 thì cho phép hiển thị với ma trận 5×11.
- Các bit cao còn lại là hằng số không đổi.
Lệnh xoá màn hình “Clear Display”: khi thực hiện lệnh này thì LCD sẽ bị xoá và bộ đếm địa chỉ được xoá về 0.
- Lệnh di chuyển con trỏ về đầu màn hình “Cursor Home”: khi thực hiện lệnh này thì bộ đếm địa chỉ được xoá về 0, phần hiển thị trở về vị trí gốc đã bị dịch trước đó. Nội dung bộ nhớ RAM hiển thị DDRAM không bị thay đổi.
- Lệnh thiết lập lối vào “Entry mode set”: lệnh này dùng để thiết lập lối vào cho các kí tự hiển thị,
- Bit I/D = 1 thì con trỏ tự động tăng lên 1 mỗi khi có 1 byte dữ liệu ghi vào bộ hiển thị, khi I/D = 0 thì con trỏ sẽ tự động giảm đi 1 mỗi khi có 1 byte dữ liệu ghi vào bộ hiển thị.
- Bit S = 1 thì cho phép dịch chuyển dữ liệu mỗi khi nhận 1 byte hiển thị.
Lệnh điều khiển con trỏ hiển thị “Display Control”:
- Bit D: cho phép LCD hiển thị thì D = 1, không cho hiển thị thì bit D = 0.
- Bit C: cho phép con trỏ hiển thị thì C= 1, không cho hiển thị con trỏ thì bit C = 0.
- Bit B: cho phép con trỏ nhấp nháy thì B= 1, không cho con trỏ nhấp nháy thì bit B = 0.
- Với các bit như trên thì để hiển thị phải cho D = 1, 2 bit còn lại thì tùy chọn, trong thư viện thì cho 2 bit đều bằng 0, không cho phép mở con trỏ và nhấp nháy, nếu bạn không thích thì hiệu chỉnh lại.
- Lệnh di chuyển con trỏ “Cursor /Display Shift”: lệnh này dùng để điều khiển di chuyển con trỏ hiển thị dịch chuyển
- Bit SC: SC = 1 cho phép dịch chuyển, SC = 0 thì không cho phép.
- Bit RL xác định hướng dịch chuyển: RL = 1 thì dịch phải, RL = 0 thì dịch trái. Nội dung bộ nhớ DDRAM vẫn không đổi.
- Vậy khi cho phép dịch thì có 2 tùy chọn: dịch trái và dịch phải.
- Lệnh thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM phát kí tự “Set CGRAM Addr”: lệnh này dùng để thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM phát kí tự.
- Lệnh thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM hiển thị “Set DDRAM Addr”: lệnh này dùng để thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM lưu trữ các dữ liệu hiển thị.
- Hai lệnh cuối cùng là lệnh đọc và lệnh ghi dữ liệu LCD.
f. Bảng mã ASCII sử dụng cho LCD
g. Bảng địa chỉ cho LCD
2. Hướng dẫn đồ án RF UART 433MHz giao tiếp Atmega hiển thị LCD1602
Phần này chưa được chia sẻ.
LIÊN HỆ thông tin ở TẠI ĐÂY để được hổ trợ tốt hơn.
Phần cứng
Phần mềm
Bên phát RF UART 433MHz
#include <SoftwareSerial.h> SoftwareSerial HC12(10, 11); // HC-12 TX Pin, HC-12 RX Pin long adc; void setup() { Serial.begin(9600); // Serial port to computer HC12.begin(9600); // Serial port to HC12 } void loop() { adc=analogRead(A2); adc=adc*5000/1023; adc=adc/2; HC12.write(adc); // Send that data to HC-12 }
Bên thu RF UART 433MHz
#include <SoftwareSerial.h> SoftwareSerial HC12(10, 11); // HC-12 TX Pin, HC-12 RX Pin long adc; void setup() { Serial.begin(9600); // Serial port to computer pinMode(D3,OUTPUT); analogWrite(D3,0); HC12.begin(9600); // Serial port to HC12 } void loop() { while (HC12.available()) { adc= HC12.read(); // Send the data to Serial monitor analogWrite(D3,adc); } }
3. Hoạt động của mạch truyền nhận dữ liệu không dây bằng Thu phát RF UART giao tiếp Atmega
Khi cấp điện hệ thống hoạt động, vi điều khiển đưa tín hiệu ban đầu cho lcd 16×2 hiển thị thông tin người dùng, lúc này vi điều khiển kiểm tra có Thu phát RF 433Mhz HC-12 được sử dụng không, nếu không có thì sẽ báo lỗi và chờ đến khi được gắn vào, ngược lại thì vi điều khiển cho phép truyền hoặc nhận tùy theo bên thu hoặc bên phát đã được quy định từ trước. Khi nhận được tín hiệu từ bên phát gửi qua bên thu thông qua việc nút nhấn thì Thu phát RF UART đưa dữ liệu vào vi điều khiển xử lý và xuất ra ngoài màn hình để hiển thị theo những gì đã được quy định bên mạch phát.
4. Cụ thể hoạt động của mạch truyền nhận không dây bằng Thu phát RF UART giao tiếp Atmega:
Chúc các bạn thành công…!!!