Max31865 giao tiếp Pic16F, RTD To Digital MAX31865 + Oled + PIC

module-rtd-to-digital-max31865-giao-tiep-pic16f-hien-thi-oled-cac-loai-pt100
MAX31865 giao tiếp Pic16F đọc PT100 bằng Mạch chuyển tín hiệu RTD to Digital  PT100/PT1000 được sử dụng để khuếch đại và chuyển tín hiệu từ RTD như PT100/PT1000 sang Digtal chuẩn giao tiếp SPI để có thể dễ dàng giao tiếp với Vi điều khiển, mạch có chất lượng linh kiện và gia công tốt, độ bền và độ ổn định cao, phù hợp cho các ứng dụng đo nhiệt độ cần độ chính xác cao sử dụng PT100/PT1000.  
Liên hệ làm Đồ án và Mạch điện tử Phone : 0967.551.477 Zalo    : 0967.551.477 FB      : Huỳnh Nhật Tùng Email : dientunhattung@gmail.com Địa Chỉ: 171/25 Lê Văn Thọ, P8, Gò Vấp, Tp HCM Chi tiết: Nhận làm mạch và đồ án Điện tử  

Table of Contents

1. Linh kiện cần thiết làm mạch cảm biến Max31865 giao tiếp Pic16F đọc PT100

1.1 Vi điều khiển Arduino Max31865 giao tiếp Pic16F đọc PT100

a. Giới thiệu

  • PIC là một họ vi điều khiển RISC được sản xuất bởi công ty Microchip Technology.
  • Dòng PIC đầu tiên là PIC1650 sau đó phát triển lên nhiều dòng khác nhau như:
  • Pic10F
  • Pic12F
  • Pic16F
  • Pic18F
  • Pic24F
  • Pic32F
Vi điều khiển Pic16f877a cắm và dán Vi xử lý có rất nhiều loại bắt đầu từ 4 bit cho đến 32 bit, vi xử lý 4 bit hiện nay không còn nhưng vi xử lý 8 bit vẫn còn mặc dù đã có vi xử lý 64 bit. Lý do sự tồn tại của vi xử lý 8 bit là phù hợp với một số yêu cầu điều khiển trong công nghiệp. Các vi xử lý 32 bit, 64 bit thường sử dụng cho các máy tính vì khối lượng dữ liệu của máy tính rất lớn nên cần các vi xử lý càng mạnh càng tốt. Các hệ thống điều khiển trong công nghiệp sử dụng các vi xử lý 8 bit hay 16 bit như hệ thống điện của xe hơi, hệ thống điều hòa, hệ thống điều khiển các dây chuyền sản xuất, … các ứng dụng của vi điều khiển

b. Đặc điểm thực thi tốc độ cao CPU RISC là:

  • Có 35 lệnh đơn.
  • Thời gian thực hiện tất cả các lệnh là 1 chu kì máy, ngoại trừ lệnh rẽ nhánh là 2.
  • Tốc độ hoạt động: + Ngõ vào xung clock có tần số 20MHz. + Chu kì lệnh thực hiện lệnh 200ns.
  • Có nhiều nguồn ngắt.
  • Có 3 kiểu định địa chỉ trực tiếp, gián tiếp và tức thời.

c. Cấu trúc đặc biệt của vi điều khiển

  • Bộ dao động nội chính xác + Sai số ± 1% + Có thể lựa chọn tần số từ 31 kHz đến 8 Mhz bằng phần mềm. + Cộng hưởng bằng phần mềm. + Chế độ bắt đầu 2 cấp tốc độ. + Mạch phát hiện hỏng dao động thạch anh cho các ứng dụng quan trọng. + Có chuyển mạch nguồn xung clock trong quá trình hoạt động để tiết kiệm công suất.
  • Có chế độ ngủ để tiết kiệm công suất.
  • Dãy điện áp hoạt động rộng từ 2V đến 5,5V.
  • Tầm nhiệt độ làm việc theo chuẩn công nghiệp.
  • Có mạch reset khi có điện (Power On Reset – POR).
  • Có bộ định thời chờ ổn định điện áp khi mới có điện (Power up Timer – PWRT) và bộ định thời chờ dao động hoạt động ổn định khi mới cấp điện (Oscillator Startup Timer – OST).
  • Có mạch tự động reset khi phát hiện nguồn điện cấp bị sụt giảm, cho phép lựa chọn bằng phần mềm (Brown out Reset – BOR).
  •  Có bộ định thời giám sát (Watchdog Timer – WDT) dùng dao động trong chip cho phép bằng phần mềm (có thể định thời lên đến 268 giây).
  • Đa hợp ngõ vào reset với ngõ vào có điện trở kéo lên.
  • Có bảo vệ code đã lập trình.
  • Bộ nhớ Flash cho phép xóa và lập trình 100,000 lần.
  • Bộ nhớ Eeprom cho phép xóa và lập trình 1,000,000 lần và có thể tồn tại trên 40 năm.
  • Cho phép đọc/ghi bộ nhớ chương trình khi mạch hoạt động.
  • Có tích hợp mạch gỡ rối.

d. Cấu trúc nguồn công suất thấp

  •  Chế độ chờ: dòng tiêu tán khoảng 50nA, sử dụng nguồn 2V.
  • Dòng hoạt động. + 11µA ở tần số hoạt động 32kHz, sử dụng nguồn 2V. + 220µA ở tần số hoạt động 4MHz, sử dụng nguồn 2V.
  • Bộ định thời Watchdog Timer khi hoạt động tiêu thụ 1,4µA, điện áp 2V.

e. Cấu trúc ngoại vi

  • Có 35 chân I/O cho phép lựa chọn hướng độc lập: + Mỗi ngõ ra có thể nhận/cấp dòng lớn khoảng 25mA nên có thể trực tiếp điều khiển led + Có các port báo ngắt khi có thay đổi mức logic. + Có các port có điện trở kéo lên bên trong có thể lập trình. + Có ngõ vào báo thức khỏi chế độ công suất cực thấp.
  • Có module so sánh tương tự: + Có 2 bộ so sánh điện áp tương tự + Có module nguồn điện áp tham chiếu có thể lập trình. + Có nguồn điện áp tham chiếu cố định có giá trị bằng 0,6V. + Có các ngõ vào và các ngõ ra của bộ so sánh điện áp. + Có chế độ chốt SR.
  • Có bộ chuyển đổi tương tự sang số: Có 14 bộ chuyển đổi tương tự với độ phân giải 10 bit.
  • Có timer0: 8 bit hoạt động định thời/đếm xung ngoại có bộ chia trước có thể lập trình.
  • Có timer1: + 16 bit hoạt động định thời/đếm xung ngoại có bộ chia trước có thể lập trình. + Có ngõ vào cổng của timer1 để có thể điều khiển timer1 đếm từ tín hiệu bên ngoài. + Có bộ dao động công suất thấp có tần số 32kHz.
  • Có timer2: 8 bit hoạt động định thời với thanh ghi chu kỳ, có bộ chia trước và chia sau.
  • Có module capture, compare và điều chế xung PWM+ nâng cao + Có bộ capture 16 bit có thể đếm được xung với độ phân giải cao nhất là 12,5ns. + Có bộ điều chế xung PWM với số kênh ngõ ra là 1, 2 hoặc 4, có thể lập trình với tần số lớn nhất là 20kHz. + Có ngõ ra PWM điều khiển lái.
  • Có module capture, compare và điều chế xung PWM + Có bộ capture 16 bit có thể đếm được xung với chu kỳ cao nhất là 12,5ns. + Có bộ so sánh 16 bit có thể so sánh xung đếm với chu kỳ lớn nhất là 200ns + Có bộ điều chế xung PWM có thể lập trình với tần số lớn nhất là 20kHz.
  • Có thể lập trình trên bo ISP thông qua 2 chân.
  • Có module truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ MSSP hổ trợ chuẩn truyền 3 dây SPI, chuẩn I2C ở 2 chế độ chủ và tớ.

f. Cấu trúc của vi điều khiển

cấu hình của vi điều khiển pic Các khối bên trong vi điều khiển bao gồm:
  • Có khối thanh ghi định cấu hình cho vi điều khiển.
  • Có khối bộ nhớ chương trình có nhiều dung lượng cho 5 loại khác nhau.
  • Có khối bộ nhớ ngăn xếp 8 cấp (8 level stack).
  • Có khối bộ nhớ Ram cùng với thanh ghi FSR để tính toán tạo địa chỉ cho 2 cách truy xuất gián tiếp và trực tiếp.
  • Có thanh ghi lệnh (Instruction register) dùng để lưu mã lệnh nhận về từ bộ nhớ chương trình.

 g. Cấu hình bên trong của vi điều khiển

cấu hình bên trong của vi điều khiển
  • Có thanh ghi trạng thái (status register) cho biết trạng thái sau khi tính toán của khối ALU.
  • Có thanh ghi FSR.
  • Có khối ALU cùng với thanh ghi working hay thanh ghi A để xử lý dữ liệu.
  • Có khối giải mã lệnh và điều khiển (Instruction Decode and Control).
  • Có khối dao động nội (Internal Oscillator Block).
  • Có khối dao động kết nối với 2 ngõ vào OSC1 và OSC2 để tạo dao động.
  • Có khối các bộ định thời khi cấp điện PUT, có bộ định thời chờ dao động ổn định, có mạch reset khi có điện, có bộ định thời giám sát watchdog, có mạch reset khi phát hiện sụt giảm nguồn.
  • Có khối bộ dao động cho timer1 có tần số 32kHz kết nối với 2 ngõ vào T1OSI và T1OSO.
  • Có khối CCP2 và ECCP.
  • Có khối mạch gỡ rối (In-Circuit Debugger IDC).
  • Có khối timer0 với ngõ vào xung đếm từ bên ngoài là T0CKI.
  • Có khối truyền dữ liệu đồng bộ/bất đồng bộ nâng cao.
  • Có khối truyền dữ liệu đồng bộ MSSP cho SPI và I2C.
  • Có khối bộ nhớ Eeprom 256 byte và thanh ghi quản lý địa chỉ EEADDR và thanh ghi dữ liệu EEDATA.
  • Có khối chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số ADC.
  • Có khối 2 bộ so sánh với nhiều ngõ vào ra và điện áp tham chiếu.
  • Có khối các port A, B, C, E và D
sơ đồ chân vi dieu khiển pic

a. Chức năng các chân của portA

  • Chân RA0/AN0/ULPWU/C12IN0- (2): có 4 chức năng: + RA0: xuất/ nhập số – bit thứ 0 của port A. + AN0: ngõ vào tương tự của kênh thứ 0.
  • Chân RA1/AN1/C12IN1- (3): có 3 chức năng: + RA1: xuất/nhập số – bit thứ 1 của port A. + AN1: ngõ vào tương tự của kênh thứ 1
  • Chân RA2/AN2/VREF-/CVREF/C2IN+ (4): có 5 chức năng: + RA2: xuất/nhập số – bit thứ 2 của port A. + AN2: ngõ vào tương tự của kênh thứ 2. + VREF-: ngõ vào điện áp chuẩn (thấp) của bộ ADC. CVREF: điện áp tham chiếu VREF ngõ vào bộ so sánh.
  •  Chân RA3/AN3/VREF+/C1IN+ (5): có 4 chức năng: RA3: xuất/nhập số – bit thứ 3 của port A. AN3: ngõ vào tương tự kênh thứ 3. VREF+: ngõ vào điện áp chuẩn (cao) của bộ A/D. C1IN+: ngõ vào dương của bộ so sánh C1. Chân RA4/TOCKI/C1OUT (6): có 3 chức năng:
  •  RA4: xuất/nhập số – bit thứ 4 của port A. TOCKI: ngõ vào xung clock từ bên ngoài cho Timer0. C1OUT: ngõ ra bộ so sánh 1. Chân RA5/AN4/ SS / C2OUT (7): có 4 chức năng: RA5: xuất/nhập số – bit thứ 5 của port A. AN4: ngõ vào tương tự kênh thứ 4.  + SS : ngõ vào chọn lựa SPI tớ (Slave SPI device). C2OUT: ngõ ra bộ so sánh 2. 
  •  Chân RA6/OSC2/CLKOUT (14): có 3 chức năng: + RA6: xuất/nhập số – bit thứ 6 của port A. + OSC2: ngõ ra dao động thạch anh. Kết nối đến thạch anh hoặc bộ cộng hưởng.
  • Chân RA7/OSC1/CLKIN (13): có 3 chức năng. + RA7: xuất/nhập số – bit thứ 7 của port A. + OSC1: ngõ vào dao động thạch anh hoặc ngõ vào nguồn xung ở bên ngoài.

b. Chức năng các chân của portB

  • Chân RB0/AN12/INT (33): có 3 chức năng: + RB0: xuất/nhập số – bit thứ 0 của port B. + AN12: ngõ vào tương tự kênh thứ 12. INT: ngõ vào nhận tín hiệu ngắt ngoài. Chân RB1/AN10/C12IN3- (34): có 3 chức năng:
  •  RB1: xuất/nhập số – bit thứ 1 của port B. AN10: ngõ vào tương tự kênh thứ 10. C12IN3-: ngõ vào âm thứ 3 của bộ so sánh C1 hoặc C2. Chân RB2/AN8 (35): có 2 chức năng:
  •  RB2: xuất/nhập số – bit thứ 2 của port B. AN8: ngõ vào tương tự kênh thứ 8. Chân RB3/AN9/PGM/C12IN2 (36): có 4 chức năng:
  •  RB3: xuất/nhập số – bit thứ 3 của port B. AN9: ngõ vào tương tự kênh thứ 9. PGM: Chân cho phép lập trình điện áp thấp ICSP. C12IN1-: ngõ vào âm thứ 2 của bộ so sánh C1 hoặc C2 Chân RB4/AN11 (37): có 2 chức năng:
  •  RB4: xuất/nhập số – bit thứ 4 của port B. AN11: ngõ vào tương tự kênh thứ 11. Chân RB5/ AN13/T1G (38): có 3 chức năng:
  •  RB5: xuất/nhập số – bit thứ 5 của port B. AN13: ngõ vào tương tự kênh thứ 13. T1G (Timer1 gate input): ngõ vào Gate cho phép time1 đếm dùng để đếm độ rộng xung. + Chân RB6/ICSPCLK (39): có 2 chức năng:
  •  RB6: xuất/nhập số. + ICSPCLK: xung clock lập trình nối tiếp. Chân RB7/ICSPDAT (40): có 2 chức năng:
  •  RB7: xuất/nhập số. ICSPDAT: ngõ xuất nhập dữ liệu lập trình nối tiếp.

c. Chức năng các chân của portC

  • Chân RC0/T1OSO/T1CKI (15): có 3 chức năng: RC0: xuất/nhập số – bit thứ 0 của port C. T1OSO: ngõ ra của bộ dao động Timer1. T1CKI: ngõ vào xung clock từ bên ngoài Timer1.
  • Chân RC1/T1OSI/CCP2 (16): có 3 chức năng: RC1: xuất/nhập số – bit thứ 1 của port C. T1OSI: ngõ vào của bộ dao động Timer1. CCP2: ngõ vào Capture2, ngõ ra compare2, ngõ ra PWM2.
  •  Chân RC2 /P1A/CCP1 (17): có 3 chức năng: RC2: xuất/nhập số – bit thứ 2 của port C. P1A: ngõ ra PWM. CCP1: ngõ vào Capture1, ngõ ra compare1, ngõ ra PWM1.
  •  Chân RC3/SCK/SCL (18): có 3 chức năng: RC3: xuất/nhập số – bit thứ 3 của port C. SCK: ngõ vào xung clock nối tiếp đồng bộ/ngõ ra của chế độ SPI. SCL: ngõ vào xung clock nối tiếp đồng bộ/ngõ ra của chế độ I2C.
  •  Chân RC4/SDI/SDA (23): có 3 chức năng: RC4: xuất/nhập số – bit thứ 4 của port C. SDI: ngõ vào dữ liệu trong truyền dữ liệu kiểu SPI. SDA: xuất/nhập dữ liệu I2C.
  •  Chân RC5/SDO (24): có 2 chức năng: RC5: xuất/nhập số – bit thứ 5 của port C. SDO: ngõ xuất dữ liệu trong truyền dữ liệu kiểu SPI.
  •  Chân RC6/TX/CK (25): có 3 chức năng: RC6: xuất/nhập số – bit thứ 6 của port C. TX: ngõ ra phát dữ liệu trong chế độ truyền bất đồng bộ USART. CK: ngõ ra cấp xung clock trong chế độ truyền đồng bộ USART.
  •  Chân RC7/RX/DT (26): có 3 chức năng: RC7: xuất/nhập số – bit thứ 7 của port C. RX: ngõ vào nhận dữ liệu trong chế độ truyền bất đồng bộ EUSART. DT: ngõ phát và nhận dữ liệu ở chế độ truyền đồng bộ EUSART.

d. Chức năng các chân của portD

  •  Chân RD0 (19): có 1 chức năng: RD0: xuất/nhập số – bit thứ 0 của port D.
  •  Chân RD1 (20): có 1 chức năng: RD1: xuất/nhập số – bit thứ 1 của port D.
  • Chân RD2 (21): có 1 chức năng: RD2: xuất/nhập số – bit thứ 2 của port D.
  •  Chân RD3 (22): có 1 chức năng: RD3: xuất/nhập số – bit thứ 3 của port D.
  •  Chân RD4 (27): có 1 chức năng: RD4: xuất/nhập số – bit thứ 4 của port D.
  •  Chân RD5/ P1B (28): có 2 chức năng: RD5: xuất/nhập số – bit thứ 5 của port D. P1B: ngõ ra PWM.
  •  Chân RD6/ P1C (29): có 2 chức năng: RD6: xuất/nhập số – bit thứ 6 của port D. P1C: ngõ ra PWM.
  •  Chân RD7/P1D (30): có 2 chức năng: RD7: xuất/nhập số – bit thứ 7 của port D. P1D: ngõ ra tăng cường CPP1

e. Chức năng các chân của portE

  •  Chân RE0/AN5 (8): có 2 chức năng: RE0: xuất/nhập số. AN5: ngõ vào tương tự 5.
  •  Chân RE1/AN6 (9): có 2 chức năng: RE1: xuất/nhập số. AN6: ngõ vào tương tự kênh thứ 6.
  •  Chân RE2/AN7 (10): có 2 chức năng: RE2: xuất/nhập số. AN7: ngõ vào tương tự kênh thứ 7.
  •  Chân RE3/ MCLR /VPP (1): có 3 chức năng: RE3: xuất/nhập số – bit thứ 3 của port E. MCLR : là ngõ vào reset tích cực mức thấp. VPP: ngõ vào nhận điện áp khi ghi dữ liệu vào bộ nhớ nội flash. Chân VDD (11), (32): Nguồn cung cấp dương từ 2V đến 5V. Chân VSS (12), (31): Nguồn cung cấp 0V.

1.2 Module chuyển đổi tín hiệu RTD to digital Max31865 giao tiếp Pic16F

a. Giới thiệu 

MAX31865 giao tiếp Pic16F đọc PT100 bằng Mạch chuyển tín hiệu RTD to Digital  PT100/PT1000 được sử dụng để khuếch đại và chuyển tín hiệu từ các loại cảm biến Platinum RTD như PT100/PT1000 sang Digtal chuẩn giao tiếp SPI để có thể dễ dàng giao tiếp với Vi điều khiển, mạch có chất lượng linh kiện và gia công tốt, độ bền và độ ổn định cao, phù hợp cho các ứng dụng đo nhiệt độ cần độ chính xác cao sử dụng PT100/PT1000. module-rtd-to-digital-max31865-giao-tiep-arduino-hien-thi-lcd1602

b. Thông số kỹ thuật

  • IC chính: RTD to Digital MAX31865
  • Điện áp sử dụng: 3~5VDC
  • Điện áp giao tiếp: 3~5VDC
  • Chuẩn giao tiếp: SPI
  • Sử dụng cho các loại cảm biến RTD: PT100 / PT1000,…
  • Kích thước: 28 x 26mm

1.3 Cảm biến PT100 sử dụng Max31865 giao tiếp Pic16F

a. Giới thiệu

Là cảm biến nhiệt độ thì thường có 3 dây là thông dụng. Trong đó có 2 dây chung màu trắng và 1 dây màu đỏ, loại này đo nhiệt độ dựa trên sự thay đổi điện trở của cảm biến. Ngoài ra còn có loại 4 dây và loại 2 dây. Trong các họ nhiệt điện trở thì còn có loại can nhiệt Pt1000, Pt50, cảm biến nhiệt độ Pt100 kép (đôi). Cảm biến nhiệt độ PT100 được dùng phổ biến trong công nghiệp, cảm biến có chất lượng tốt, sai số nhỏ, độ bền cao. Cảm biến nhiệt độ Thermocouple RTD PT100 loại B 2m chịu nhiệt cao được dùng để đo nhiệt độ cao với sai số rất nhỏ chỉ từ 0.2 độ C trở xuống, khoảng đo từ -50 đến 500 độ C. Ngoài ra dây cảm biến PT100 loại B chịu nhiệt cao được làm bằng sợi thủy tinh bọc kim loại cho độ bền, độ chịu nhiệt và độ cách nhiệt cao, đầu cảm biến được làm bằng thép không gỉ 304 và đổ keo đặc chống nước. module-rtd-to-digital-max31865-giao-tiep-arduino-hien-thi-lcd1602-cac-loai-pt100-1

b. Thông số kỹ thuật Pt100

  • Sử dụng lõi cảm biến PT100 từ hãng Heraous (Made in Germany).
  • Có đầu dò bằng thép không rỉ 304 đổ keo chống nước.
  • Dây dẫn bằng sợi thủy tinh bọc kim loại dài tùy vào ứng dụng có chiều dài từ 1m-5m.
  • Nhiệt độ hoạt động : từ -50 đến 500 độ C.
  • Độ sai số < 0.2 độ C.
  • Có 3 loại: 2 dây, 3 dây, 4 dây.

c. Các loại cảm biến PT100

module-rtd-to-digital-max31865-giao-tiep-arduino-hien-thi-lcd1602-cac-loai-pt100

Cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây

Cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây hay pt100 2 dây là loại đầu dò nhiệt độ pt100 có 2 dây ngõ ra. Cảm biến nhiệt độ pt100 đa phần là loại 3 dây nhưng trong một số trường hợp lại sử dụng loại 2 dây. Về hình dáng bên ngoài có thể ta thấy nó giống hoàn toàn với cảm biến nhiệt độ 2 dây can nhiệt loại K; nhưng về bên trong thì khác nhau rất xa. Tín hiệu truyền về của cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây là điện trở 100 ohm chứ ko phải tín hiệu mili-voltage. Cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây được thiết kế đơn giản sử dụng loại hai dây dẫn. Nó được sử dụng khi cần đo các ứng dụng mà độ chính xác không cần cao. Trong loại pt100 2 dây không được cấu tạo bù ở điện trở của dây dẫn tín hiệu nên nó sẽ được nối với bộ chuyển đổi, gây ra sự thiếu chính xác. Vì vậy không nhiều ứng dụng lựa chọn cảm biến hai dây.

Cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây

Cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây hay pt100 3 dây, can nhiệt pt100 3 dây là loại cảm biến nhiệt độ rtd được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp. Loại này có nhiều ưu điểm như: độ chính xác tương đối cao; dãy đo rộng từ -80ºC ~ 600ºC, một số cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây có thiết kế đặc biệt để chịu được nhiệt độ từ -200ºC ~ 850ºC. Tuy nhiên trong các ứng dụng đo nhiệt độ cao người ta thường sử dụng can nhiệt loại K để tăng độ bền của cảm biến. Các loại cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây là dạng đơn có nghĩa là có một đầu dò bên trong sẽ cho ra 3 dây. Ngoài ra trong một số ứng dụng sẽ có loại một cảm biến sẽ có hai đầu dò bên trong với 6 dây, hai loại cảm biến này có thể hoạt động song song và độc lập nhau để đưa về hai vị trí khác nhau. Trong cấu tạo 3 dây, bù được thực hiện bằng việc sử dụng dây thứ ba với giả định rằng nó sẽ có điện trở giống như hai dây còn lại và bù tương tự được áp dụng cho cả ba dây. Tuy nhiên trên thực tế, sẽ có sự khác nhau giữa L1 và L3 vì khi sản xuất độ dài không đều, kết nối không được chặt, làm cho cứng từ uốn cong và bị ăn mòn thiết bị đầu cuối.

Cảm biến nhiệt độ pt100 4 dây

Cảm biến nhiệt độ pt100 4 dây hay pt100 4 dây là loại can nhiệt pt100 phổ biến vì điện trở dây tín hiệu không quan trọng đối với phép đo. Loại này sử dụng nguyên lý đo là cung cấp 1 dòng điện có giá trị khoảng 150 micro amps đi qua hai đầu cảm biến; và điện áp được đo dựa vào hai dây khác bằng vôn kế có điện trở và độ phân giải cao. Cảm biến nhiệt độ pt100 4 dây có giá thành cao hơn với loại 2 và 3 dây. Cảm biến nhiệt độ pt100 4 dây chỉ thích hợp cho các ứng dụng có độ chính xác gần như tuyệt đối, vì cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây tuy có giá thấp hơn cảm biến nhiệt độ pt100 4 dây nhưng có độ chính xác tương đối cao, đủ đáp ứng nhu cầu cho hầu hết các các ứng dụng.

1.4 Oled cho mạch chuyển đổi RTD to digital Max31865 giao tiếp Pic16F

a. Giới thiệu

Màn hình Oled 1.3 inch giao tiếp I2C cho khả năng hiển thị đẹp, sang trọng, rõ nét vào ban ngày và khả năng tiết kiệm năng lượng tối đa với mức chi phí phù hợp, màn hình sử dụng giao tiếp I2C cho chất lượng đường truyền ổn định và rất dễ giao tiếp chỉ với 2 chân GPIO. Màn hình OLED SH1106 với kích thước 1.3 inch, cho khả năng hiển thị hình ảnh tốt với khung hình 128×64 pixel. Ngoài ra, màn hình còn tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay thông qua giao tiếp SPI. Màn hình sử dụng driver SH1106 cùng thiết kế nhỏ gọn sẽ giúp bạn phát triển các sản phẩm DIY hoặc các ứng dụng khác một cách nhanh chóng. màn hình oled 1.3in chuẩn i2c

Màn hình Oled chuẩn truyền I2C

màn hình oled chuẩn truyền SPI

Màn hình Oled chuẩn truyền SPI

b. Thông số kỹ thuật

  • Điện áp sử dụng: 2.2~5.5VDC
  • Công suất tiêu thụ: 0.04w
  • Góc hiển thị: lớn hơn 160 độ
  • Số điểm hiển thị: 128×64 điểm.
  • Độ rộng màn hình: 1.3 inch.
  • Màu hiển thị: Trắng / Xanh Dương.
  • Giao tiếp: I2C hoặc SPI tùy loại
  • Driver: SH1106
  • Kích thước 1.3 inch (128x64px)
  • Góc nhìn tối đa: 160°
  • Nhiệt độ làm việc: -30°V đến 80°C
  • Tương thích với hầu hết các board như: Arduino, ESP8266, ESP32, STM32,
Lưu ý khi dùng Oled 1.3in Hiện trên thị trường sẽ có: +  2 loại chính là 0.96in1.3in +  2 mã số là SH1106SH1306 +  2 chuẩn truyền SPII2C Vì thế việc lựa chọn đúng đối tượng để lập trình mới có thể hiển thị được thông tin mong muốn.

2. Hướng dẫn đồ án Max31865 giao tiếp Pic16F đọc PT100 hiển thị Oled

Phần này chưa được chia sẻ.

LIÊN HỆ thông tin ở TẠI ĐÂY để được hổ trợ tốt hơn.

Phần cứng

module-rtd-to-digital-max31865-giao-tiep-arduino-hien-thi-lcd1602-cac-loai-pt100-3

Phần mềm

#include <Wire.h> //Arduino Uno; SDA = A4, SCL = A5
#include <SPI.h>
//CS => CS //Arduino 10
//MISO => SDO //Arduino 12
//MOSI => SDI //Arduino 11
//SCK => SCK //Arduino 13

//Variables for the PT100 boards
double resistance;
uint8_t reg1, reg2; //reg1 holds MSB, reg2 holds LSB for RTD
uint16_t fullreg; //fullreg holds the combined reg1 and reg2
double temperature;
//Variables and parameters for the R - T conversion
double Z1, Z2, Z3, Z4, Rt;
double RTDa = 3.9083e-3;
double RTDb = -5.775e-7;
double rpoly = 0;

//--Display---------------------------------------------
#include <Adafruit_GFX.h>
#include <Adafruit_SSD1306.h>

#define SCREEN_WIDTH 128 // OLED display width, in pixels
#define SCREEN_HEIGHT 64 // OLED display height, in pixels
#define OLED_RESET     4 // Reset pin 
Adafruit_SSD1306 display(OLED_RESET);

const int chipSelectPin = 10;

void setup()
{
  SPI.begin();
  Serial.begin(115200); //Start serial

  pinMode(chipSelectPin, OUTPUT); //because CS is manually switched  
  display.begin(SSD1306_SWITCHCAPVCC, 0x3C);
  display.setTextSize(3);
  display.setTextColor(SSD1306_WHITE);
}

void loop()
{
  readRegister();
  convertToTemperature();
  printDisplay();
}

void printDisplay()
{
  display.clearDisplay();     // Clear display
  display.setCursor(0, 0);    // Start at top-left corner
  display.print(temperature);
  display.display();
}

void convertToTemperature()
{
  Rt = resistance;
  Rt /= 32768;
  Rt *= 430; //This is now the real resistance in Ohms
  Z1 = -RTDa;
  Z2 = RTDa * RTDa - (4 * RTDb);
  Z3 = (4 * RTDb) / 100;
  Z4 = 2 * RTDb;

  temperature = Z2 + (Z3 * Rt);
  temperature = (sqrt(temperature) + Z1) / Z4;
  if (temperature >= 0)
  {
    Serial.print("Temperature: ");
    Serial.println(temperature); //Temperature in Celsius degrees
    return; //exit
  }
  else
  {
    Rt /= 100;
    Rt *= 100; // normalize to 100 ohm

    rpoly = Rt;

    temperature = -242.02;
    temperature += 2.2228 * rpoly;
    rpoly *= Rt; // square
    temperature += 2.5859e-3 * rpoly;
    rpoly *= Rt; // ^3
    temperature -= 4.8260e-6 * rpoly;
    rpoly *= Rt; // ^4
    temperature -= 2.8183e-8 * rpoly;
    rpoly *= Rt; // ^5
    temperature += 1.5243e-10 * rpoly;

    Serial.print("Temperature: ");
    Serial.println(temperature); //Temperature in Celsius degrees
  }
  //Note: all formulas can be found in the AN-709 application note from Analog Devices
}


void readRegister()
{
  SPI.beginTransaction(SPISettings(500000, MSBFIRST, SPI_MODE1));
  digitalWrite(chipSelectPin, LOW);

  SPI.transfer(0x80); //80h = 128 - config register
  SPI.transfer(0xB0); //B0h = 176 - 10110000: bias ON, 1-shot, start 1-shot, 3-wire, rest are 0
  digitalWrite(chipSelectPin, HIGH);

  digitalWrite(chipSelectPin, LOW);
  SPI.transfer(1);
  reg1 = SPI.transfer(0xFF);
  reg2 = SPI.transfer(0xFF);
  digitalWrite(chipSelectPin, HIGH);

  fullreg = reg1; //read MSB
  fullreg <<= 8;  //Shift to the MSB part
  fullreg |= reg2; //read LSB and combine it with MSB
  fullreg >>= 1; //Shift D0 out.
  resistance = fullreg; //pass the value to the resistance variable
  //note: this is not yet the resistance of the RTD!

  digitalWrite(chipSelectPin, LOW);

  SPI.transfer(0x80); //80h = 128
  SPI.transfer(144); //144 = 10010000
  SPI.endTransaction();
  digitalWrite(chipSelectPin, HIGH);

  Serial.print("Resistance: ");
  Serial.println(resistance);
}

3. Hoạt động của mạch cảm biến Max31865 giao tiếp Pic16F đọc PT100

Khi cấp điện hệ thống hoạt động, vi điều khiển hiển thị thông tin ban đầu. lúc này vi điều khiển chờ tín hiệu từ module max31865 giao tiếp pic16f chuyển tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ RTD sau đó gửi vào. Khi nhận tín hiệu từ vi điều khiển tính toán và xử lý đồng thời hiển thị thông tin lên màn hình Oled theo yêu cầu đã được lập trình quy định.

4. Hoạt động mạch cảm biến Max31865 giao tiếp Pic16F đọc PT100 các bạn xem video:

Ngoài ra còn nhiều Phần và các môn khác

Đồ án điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 1 Mạch điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 2 Thiết kế mạch điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 3 Vi xử lý, Lập trình vi điều khiển Pic – 8051 – Avr – Phần 4 Tổng hợp File ĐỒ ÁN Điện tử cơ bản Tổng hợp File ĐỒ ÁN Viễn thông Tổng hợp File ĐỒ ÁN PLC Tổng hợp File ĐỒ ÁN Cung cấp điện

Chúc các bạn thành công…!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *